Daily Archives: June 5, 2015

7 sai lầm thường gặp trong sự nghiệp lập trình

1. Không có mục tiêu rõ ràng

Hình minh họa cho việc đặt mục tiêu

Thiếu đích đến cuối cùng, bạn chỉ trải qua những nơi mà đòng đời đưa bạn đến.

Nếu muốn có một sự nghiệp lập trình thành công, bạn cần biết chính xác đích đến.

Bạn nên có một mục tiêu cụ thể – thời điểm nào tương ứng với mục tiêu gì – xác định rõ điều mà bạn hướng đến.

Nếu bạn không đặt mục tiêu cho sự nghiệp của mình, tương lai bạn sẽ làm cùng một công việc với cùng một nhiệm vụ trong hàng thế kỉ.

Vậy bạn nên làm gì ngay hôm nay?

Hôm nay, ngay lúc này, dành thời gian suy nghĩ về sự nghiệp và quyết định xem mục tiêu trước mắt của bạn là gì.

Ý tôi là, điều căn bản nhất mà bạn muốn hoàn thành ngay lúc này là gì?

Khi đã đạt được mục tiêu đó, bạn chọn mục tiêu kế tiếp.

Bạn nên viết note lại và đặt tờ note ở những nơi nhìn thấy hàng ngày để không ngừng nhắc nhở bản thân.

2. Không đầu tư vào kỹ năng mềm và kỹ năng non-technical.

Tôi biết nhiều developer viết code giỏi, chạy thuật toán tốt. Họ hiểu và suy nghĩ về những cấu trúc lập trình phức tạp đến mức mà tôi không bao giờ muốn nghĩ đến.

Nhưng sau một khóa học về cách phát triển sự nghiệp lập trình, tôi đã vượt mặt họ, không chỉ về phúc lợi hay trách nhiệm công việc, mà còn cả lương bổng, hiệu suất làm việc, performance…

Tôi không nói ra điều này để khoe khoang bản thân, mà để làm rõ ý của tôi về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sự nghiệp lập trình. Kỹ năng mềm quan trọng không kém gì các kỹ năng kỹ thuật mà đa số các developer đang ngày đêm rèn luyện.

Là một software developer, tôi chắc rằng bạn cũng hiểu, đây không phải công việc đơn thuần chỉ viết code.

Còn nhiều kỹ năng quan trọng khác cần thiết cho sự thành công của bạn.

Chúng ta phải làm việc với con người hàng ngày, vì vậy kỹ năng con người là điều cần có.

Deadline dồn dập và những thay đổi không ngừng đòi hỏi một tinh thần thép, tập trung và phải luôn tự động viên bản thân.

Trong một môi trường thay đổi không ngừng, công việc dồn dập, chúng ta cần học cách sắp xếp thứ tự công việc và nâng cao hiệu suất làm việc nhiều nhất có thể.

Nhưng cũng đừng quên chú ý sức khỏe và tình hình tài chính cá nhân. Bỏ qua 2 yếu tố này có thể khiến bạn gặp hậu quả khó lường.

Sách kỹ năng mềm của John

Tôi có thế tiếp tục nói mãi chủ đề này, nhưng bạn có thể đọc mọi thứ trong quyển sách “Soft Skills: The Software Developer’s Manual“ của tôi.

Ý chính ở đây là, trong cuộc sống, dù bạn làm làm gì, kỹ năng mềm luôn gần như quan trọng hơn kỹ năng cứng, vậy nên hãy học kỹ năng mềm.

3. Không tham gia vào cộng đồng

Một trong những điều mang lại lợi ích lớn cho sự nghiệp lập trình của tôi (hơn hẳn những thứ khác), chính là tham gia vào cộng đồng.

Không chỉ đơn thuần là trở thành một phần của một tập thể lớn hơn, việc gia nhập cộng đồng còn giúp tôi không cảm thấy cô đơn, cảm giác như tôi thuộc về một nơi nào đó. Nó còn giúp tôi cải thiện kỹ năng, tạo mối quan hệ mới, đặt nhiều tham vọng cao hơn cho bản thân.

Nếu bạn không tham gia vào một cộng đồng lập trình nào, tôi khuyến khích bạn hãy tham gia ngay hôm nay.

Là một phần của một nhóm lớn hơn bản thân bạn là cách hiệu quả để phát triển bản thân.

Nếu bạn cảm thấy bí trong công việc thì tham gia một cộng đồng với những người chung suy nghĩ có thể giúp bạn chia sẻ khó khăn, cho bạn lời khuyên để giúp bạn vượt qua vấn đề.

Là một phần của cộng đồng cũng tuyệt như được mọi người chú ý. Ngoài ra, có nhiều mối quan hệ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của bạn.

Nhưng làm sao để bạn gia nhập một cộng đồng?

Có rất nhiều nhóm Meetup trên thế giới. Bạn chỉ cần tham gia rồi đi các buổi chia sẻ của họ.

Bạn có thể tham gia Code Camp, một chương trình thường niên miễn phí, nơi mà rất nhiều developer tụ hội và chia sẻ về công việc họ đang làm. Thường thì mọi người có thể đăng ký để thuyết trình về mọi chủ đề mà họ muốn. Tôi tình cờ học được về cơ hội tạo khóa họcPluralsight tại một chương trình của Boise Code Camp một vài năm trước. Từ đó, tôi đã tạo nên 55 khóa học cho họ.

Nếu bạn không muốn gặp mọi người ngoài đời, bạn có thể tham gia những cộng đồng ảo.

Cho người mới bắt đầu, hãy tham gia cộng đồng Simple Programmer. Nhiều developer giỏi bình luận trên blog này và giúp mọi người giải quyết các câu hỏi cũng như vấn đề.

Hiện tại cũng có nhiều cộng đồng lập trình online khác. Hãy tìm những blog, forum nổi tiếngliên quan đến mảng lập trình mà bạn quan tâm.

Bạn có thể tham gia cộng đồng bằng cách cống hiến trực tiếp. Bắt đầu một blog của riêng bạn và viết về điều bạn biết, điều bạn đang học hỏi.

Blog Simple Programmer là điều đầu tiên tôi làm để trở thành một phần của một cộng đồng lập trình.

4. Không chuyên môn hóa

Nếu bạn theo dõi blog và nội dung mà tôi đăng trên Youtube, hoặc bạn từng đọc sách của tôi, bạn có lẽ đã nghe đến nhàm tai về việc “chuyên môn hóa.” Nhưng vì nó quá quan trọng, nên tôi cứ nhắc lại nó mỗi khi có dịp.

Chuyên môn hóa.

Chọn một ngách nhỏ và tập trung phát triển nó.

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không thể có một nền tảng kiến thức rộng – tôi là fan trung thành của việc biết nhiều ngôn ngữ – nhưng đồng thời hãy chọn một lĩnh vực để bạn tập trung đào sâu hơn.

Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Các chuyên gia luôn được mọi người săn đón, họ có mức lương cao hơn, họ được trả phí theo giờ, và họ có thể xây dựng danh tiếng nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn sẽ hưởng thụ được cảm giác biết về một mảng lập trình hoặc một công nghệ sâu hơn những người bình thường khác.

Bạn luôn là con cá lớn trong cái hồ nhỏ.

Bạn có thể sẽ phát triển ra ngoài phạm vi hồ nhỏ của mình – tại thời điểm mà bạn có thể bơi ra ngoài vùng nước sâu hơn – nhưng hãy bắt đầu với một lĩnh vực nào đó để xây dựng tên tuổi của mình trong ngành phát triển phần mềm.

Cuối cùng, đừng lo ngại việc chọn lựa một lĩnh vực sẽ cản trở khả năng phát triển của bạn, vì điều đó rất hiếm xảy ra.

5. Không đầu tư xây dựng thương hiệu của cá nhân bạn

Suốt cuộc đời bạn, nhiều thứ đến rồi đi. Bạn có thể thay đổi việc làm. Bạn có thể thay đổi bạn đời. Bạn có thể giàu hoặc nghèo. Bạn có thể gầy hoặc mập, nhưng bất kể việc gì xảy ra trong đời, một điều sẽ luôn đi với bạn suốt cuộc đời…

Tên của bạn.

Vậy nên, từ khi một cái tên gắn bó với bạn suốt cuộc đời, bạn có nghĩ rằng mình nên đầu tư một chút công sức cho nó?

Tên bạn, hay thương hiệu cá nhân của bạn, là một nhân tố cực kỳ giá trị mà nhiều developer không nhận ra.

Cái tên, hoặc thương hiệu riêng là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ để bạn tìm được việc làm, được thăng chức, giành được một khách hàng hoặc gây dựng nên một startup.

Nếu bạn có một danh tiếng tốt, bạn có thể xoay chuyển mọi tình thế chỉ với một cái phẩy tay.

Tôi biết nhiều developer không bao giờ phải lo lắng đến việc thất nghiệp, bởi vì họ đã dồn nhiều công sức vào việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Họ biết rằng dù xảy ra việc gì, họ cũng có thể có công việc khác trong vài giờ, bởi vì họ đã có danh tiếng trong ngành.

Chúng ta thường thấy quảng bá sản phẩm và dịch vụ, nhưng bạn có từng nghĩ đến giá trị của việc quảng bá thương hiệu cá nhân?

Để xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành phát triển phần mềm, tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu viết blog cá nhân, chọn một mảng cố định, học hỏi và viết về nó ngay hôm nay.

Một trong những cách hiệu quả nhất để viết blog là tạo nội dụng hữu ích cho người đọc.

Ví dụ như blog của tôi được tạo ra để tôi xây dựng thương hiệu cá nhân trên cộng đồng mạng. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hay website của tôi mang lại giá trị cho bạn, bạn sẽ chia sẻ nó. Bạn có thể sẽ đánh dấu và trở lại xem, hoặc đăng ký nhận thông tin.

Blog là một trong nhiều cách xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng bạn.

Tôi tạo cả Youtube, đăng postcast, tham gia vào nhiều postcast của người khác, viết các bài viết của khách mời (như bài viết này cho ITviec), viết bài cho tạp chí, sách, và nói chuyện tại các event.

John đang làm diễn giả cho 1 chương trình về kỹ năng mềm

Điều này không có nghĩa là bạn phải làm tất cả những thứ tôi làm, nhưng chúng chính là gợi ý tốt cho những điều mà bạn có thể làm để đánh bóng tên tuổi bản thân.

Nếu bạn thích đào sâu hơn về việc xây dựng thương hiệu cá nhân của software developer thìtôi có một chuỗi bài chỉ bạn chính xác cách để làm điều đó.

Nếu bạn muốn viết blog – bước đầu tiên tuyệt vời nhất – thì hãy đăng ký khóa học viết blog hoàn toàn miễn phí của tôi.

6. Không có side-project

Bạn nên có những dự án ngoài giờ làm việc.

Một side-project mang lại nhiều ích lợi mà bạn có thể không nhận ra.

Đầu tiên, side-project là cách tuyệt vời để bạn cải thiện kỹ năng, đặc biệt là trong lĩnh vực mà bạn muốn phát triển nhưng lại không thể làm trong giờ làm việc hàng ngày.

Hình minh họa cho side-project

Side-project còn là cách tuyệt vời để phát triển các kỹ năng mớihọc công nghệ mới có thể mang lại lợi ích cho bạn khi bạn cần tìm kiếm một công việc khác.

Và cũng đừng quên về những lợi ích kinh tế của việc làm side-project.

Bạn có thể không bắt đầu side-project để kiếm tiền, nhưng chúng có thể là cách tuyệt vời để tạo thêm thu nhập.

Khoảng 4 năm trước, tôi bắt đầu xây dựng app trên Android và iOS như là side-project, và tôi vẫn đang kiếm tiền từ chúng.

Tôi biết khá nhiều developer bắt đầu làm một vài side-project để học hỏi, nhưng cuối cùng chúng lại là công việc chính của họ.

Tôi cũng là một trong những developer đó. Blog của tôi, và mọi thứ xung quanh Simple Programmer, là công việc chính của tôi. Tôi thích gọi bản thân mình là người hướng dẫn cho software developer, nhưng tôi nghĩ rằng mọi người hay gọi tôi là blogger.

Một side-project có thể rất vui. Nó cũng có thể là nơi xả stress hiệu quả khỏi công việc hàng ngày.

7. Không có kế hoạch tự học hỏi

Khi tôi phỏng vấn vị trí software developer, một trong những câu hỏi đầu tiên tôi hỏi họ là về kế hoạch tự học của cá nhân. Họ đang làm gì để cải thiện bản thân?

Tôi hỏi rằng họ hay làm gì để giữ mình luôn cập nhật những thay đổi hàng ngày của ngành công nghiệp này.

Tôi hỏi gần đây họ đọc quyển sách nào và đâu là quyển sách mà họ nghĩ là mọi developer nên đọc.

Hình minh họa cho tự học hỏi

Tôi tìm kiếm câu trả tiết lộ những kế hoạch cải thiện và phát triển bản thân họ, bởi vì tôi biết một người suy nghĩ không ngừng đến việc cải thiện bản thân sẽ thành công và sẽ giúp cho những người xung quanh họ thành công theo.

Nhưng có quá nhiều programmer không có bất kì kế hoạch gì cho việc phát triển bản thân.

Nếu bạn không có kế hoạch gì để học hỏi điều mới hay mài dũa các kỹ năng của mình, bạn cần phải làm một kế hoạch ngay.

Vậy một kế hoạch đơn giản là gì?

Chỉ cần cam kết với bản thân rằng bạn sẽ đọc một quyển sách kỹ thuật hoặc sách phát triển bản thân hàng tháng. [ITviec: Bạn có thể tham khảo bài viết về 7 sách lập trình hay dành cho developer.]

Trong một năm, bạn sẽ đọc được 12 quyển sách.

Hãy nhớ rằng, tích gió thành bão. Chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày, lặp lại hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ có sự thay đổi lớn trong một hoặc hai năm sau.

Hãy hành động ngay

Bài viết này có lẽ hữu ích cho bạn. Nhưng nó sẽ không giúp bạn trở thành một developer giỏi hơn nếu bạn không hành động.

Vậy nên đừng chỉ đọc và gật gù. Hãy hành động.

Chọn ít nhất một sai lầm bạn đang mắc phải và cam kết sửa chữa nó ngay.

Theo blog.itviec.com